Công ty cổ phần Trường Sơn 532

Tin tức mới
Bộ đội Trường Sơn phát huy phẩm chất trên các dự án trọng điểm
Công ty Cổ phần Trường Sơn 532 tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023
Công ty cổ phần Trường Sơn 532 tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021
Tổng công ty xây dựng Trường Sơn - Công ty cổ phần Xây dựng 47 – Công ty cổ phần Lilama 10 đã tổ chức Lễ ký kết Gói thầu 1XL-HB “Thi công xây lắp công trình thủy điện Hòa Bình mở rộng”.
BTL Binh đoàn đã đến thăm và làm việc với Công ty CP Trường Sơn 532
Fanpage
CHUẨN BỊ MẶT BẰNG THI CÔNG
Ngày đăng: 05/11/2019 Lượt xem: 2.2k

 

 

Công việc này là trách nhiệm của nhà thầu xây dựng, chủ nhà sẽ không cần phải lo toan nhiều, tuy nhiên cũng cần biết rõ về các giai đoạn chủ yếu để có thể kiểm soát được về công việc, chất lượng và thời gian thi công.

- Việc chuẩn bị mặt bằng bao gồm việc làm sạch, phát quang mặt đất, giải toả nhà và kết cấu xây dựng cũ, vận chuyển phế thải, xà bần đổ đi. Đối với mặt bằng thi công là khu vực dân cư, thì công việc chính để có mặt bằng tốt là phá dở toàn bộ công trình phụ có trên đất, di dời toàn bộ cây xanh, xà bần, đất thừa trên diện tích đất thi công.  Di dời toàn bộ đường điện nước ra khỏi khu vực thi công, chuẩn bị chổ ở sinh hoạt cho công nhân viên thi công.

-Di dời mồ mả( nếu có): Phải thông báo cho người có mồ mả biết để di dời. Khi di dời phải theo đúng phong tục và vệ sinh môi trường.

 

-Tiêu nước bề mặt cho khu vực thi công:

  • Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới có lượng mưa trung bình hằng năm rất lớn nên việc tiêu nước mặt và hạ mực nước ngầm cho công trình xây dựng là việc làm quan trọng không thể thiếu.
  • Có những công trình có địa điểm xây dựng nằm trong vùng đất trũng, nên mỗi khi có mưa lớn thường bị ngập nước. Nước ứ đọng gây nhiều cản trở cho việc thi công đào, đắp đất.
  • Tiêu nước bề mặt để hạn chế không cho nước chảy vào hố móng, giảm bớt các khó khăn cho quá trình thi công đất.
  • Sau khi chuẩn bị mặt bằng, đội thợ bắt đầu vào công tác làm nền móng. Việc làm nền bao gồm các công việc: đào đất, hút nước ngầm, đổ đất thừa, be thành đất, gia cố nền (nếu cần thiết).

Việc gia cố nền hiện tại có hai hình thức chủ yếu là ép cọc tre hoặc ép cọc bê tông. Cọc tre thường là các đoạn tre dài 2-2,5m, ép bằng búa tạ xuống nền đất với mật độ khoảng 30 cọc/m2. Mục đích của việc ép cọc tre là làm nén chặt phần nền đất dưới chân công trình, tạo một điểm tỳ cho phần móng nhà.

  • Đối với các khu đất làm trên ao hồ lấp, để đảm bảo an toàn, cần thực hiện việc khoan ép cọc bê tông cốt thép.

 

  • Cọc bê tông cốt thép cho nhà dân thường là loại có tiết diện 200x200 hoặc 250x250, mỗi đoạn dài từ 2-3m, bao gồm một đoạn thân và một đoạn mũi cọc. Các cọc bê tông này thường được đổ sẵn, vận chuyển đến công trường bằng xe tải, sau đó dùng máy ép cẩu lên và ép xuống đất.
  • Có hai loại máy ép cọc là máy ép neo và máy ép tải. Ép neo đạt tải trọng thấp (khoảng 20 - 40 tấn/đầu cọc), phù hợp với các công trình quy mô nhỏ, ép tải đạt tải trọng cao hơn (trên 40 tấn/đầu cọc), phù hợp với các công trình quy mô lớn hơn.
  • Lưu ý là các loại máy ép thường sử dụng công suất điện 3 pha, nên chủ nhà cần lưu ý chuẩn bị sẵn nguồn điện cho nhà thầu. Khi làm hợp đồng ép cọc bê tông, chủ nhà cần làm rõ với nhà thầu về các thông số cọc như mác bê tông, chủng loại thép, ... vì các cọc được đúc sẵn nên dễ bị làm gian dối nhằm mục tiêu trục lợi. Khi vận chuyển cọc đến chân công trình, chủ nhà cần tiến hành kiểm tra tại hiện trường chất lượng của bê tông và thép theo hình thức ngẫu nhiên để tránh trường hợp cọc không đủ tiêu chuẩn làm ảnh hưởng đến chất lượng của công trình xây dựng.
  • Khi ép cọc xuống đất, do địa chất nền đất không đồng đều, nên có chỗ cọc xuống sâu, chỗ xuống nông, nên xảy ra hai tình huống là ép âm và ép dương. Cần làm rõ giá cả với nhà thầu trong mỗi tình huống ép âm hoặc ép dương. Chủ nhà cũng cần buộc nhà thầu làm theo các tiêu chuẩn đã quy định cụ thể trong hồ sơ thiết kế nền móng do bên tư vấn xây dựng cung cấp, như chủng loại cọc, vị trí cọc, số lượng cọc, cọc ép thử, ...
  • Một lưu ý về việc ép cọc bê tông nói riêng và việc làm móng nói chung là các công việc khoan ép vào lòng đất rất dễ gây ảnh hưởng đối với các khu đất và nhà cửa lân cận. Nên thực hiện hướng ép cọc theo chiều sao cho phần đất bị nén đẩy không hướng về bất kỳ nhà cửa hay vật kiến trúc nào. Cụ thể chủ nhà nên tham vấn ý kiến của nhà thầu chuyên môn.
  • Việc làm móng nhà được thực hiện sau khi việc gia cố nền đất hoàn thành. Móng nhà hiện tại thường là móng băng, móng bè hoặc móng cọc. Đối với trường hợp ép cọc bê tông, thì đổ các đài móng để liên kết các đầu cọc, các đài móng lại liên kết với nhau thành một hệ khung vững chắc thông qua các dầm móng. Đây là công việc của nhà thầu, tuy nhiên chủ nhà nên phối hợp với giám sát công trình, theo dõi và chỉ đạo thợ thực hiện theo đúng bản vẽ kỹ thuật.

 

   Công ty chúng tôi đáp ứng tất cả các nhu cầu của quý khách hàng từ thiết kế nội thất, ngoại thất, cảnh quan sân vườn, đem lại cho quý khách một không gian thoải mái, dễ chịu sau ngày lao động mệt nhọc, kiến tạo không gian đẹp, không gian lý tưởng để sống và làm việc !

Các bài viết liên quan

VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BỘ
08 Nov

VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BỘ

Thiết Kế - Thi Công Công Trình Nhà Ở - Nhà Phố - Biệt Thự Trọn Gói Theo Yêu Cầu
05 Nov

Thiết Kế - Thi Công Công Trình Nhà Ở - Nhà Phố - Biệt Thự Trọn Gói Theo Yêu Cầu

Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật (CPC 8676)
05 Nov

Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật (CPC 8676)